Romania Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989

Tem kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Nicolae Ceauşescu, 1988

Đảng Cộng sản Romania (tiếng Romania: Partidul Comunist Român, PCR) thành lập 1921, ban đầu chỉ là một đảng nhỏ không có tầm quan trọng trên chính trường Romania. Trong thế chiến thứ Hai, nó liên minh với các đảng khác lập thành khối Quốc gia Dân chủ với mục đích lật đổ nhà độc tài Ion Antonescu, mà theo Phe Trục. Vào tháng 8 năm 1944, khi Ion Antonescus bị lật đổ, đảng PCR chỉ có khoảng 1 ngàn đảng viên. Tới tháng 11 năm 1944 số đảng viên đã tăng lên khoảng từ 5.000 cho đến 6.000.[24]Trong tháng 3 năm 1945, một chính phủ trên hình thức độc lập với đảng Cộng sản được hình thành, và được lãnh đạo bởi Petru Groza của Mặt trận người cày. Cho tới cuối năm 1945 đảng Cộng sản đã có 257.000 đảng viên.[25] Trong cuộc bầu cử quốc gia 1946 đảng Cộng sản đã ra tranh cử trong một liên minh với Mặt trận người cày. Chính phủ của Groza lại được bầu.

Nắm quyền

Vào tháng 12 năm 1947, với sự hỗ trợ của Liên Xô, đảng cộng sản đã cưỡng ép vua Michael I phải từ bỏ ngai vàng. PCR cũng đã làm áp lực thống nhất với đảng Dân chủ Xã hội và nắm chính quyền. Đảng PCR lúc đó có 465.000 đảng viên.[26] Chủ tịch đảng Gheorghiu-Dej là một Stalinist. Những đối thủ chính trị bị bắt và bị tra tấn. Việc tịch thu ruộng đất đã bắt đầu từ năm 1945, từ năm 1948 chủ hãng và các doanh nhân khác cũng bị tịch thu tài sản. Từ năm 1950 đến lược các nông dân cũng bị mất đất đai và bị tập thể hóa; quá trình này mãi đến thập niên 1960 mới chấm dứt.[27]

Khi Gheorghiu-Dej chết vào năm 1965, Nicolae Ceauşescu trở thành tổng bí thư Đảng Lao động Romania, sau này là Đảng Cộng sản Romania từ năm 1965 đến năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ năm 1967 và Chủ tịch Romania từ năm 1974 đến năm 1989. Thập kỷ cầm quyền thứ hai của Ceauşescu có đặc trưng là gia tăng tệ nạn sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quốc gia cực đoan và mở rộng quan hệ nước ngoài với các cường quốc phương Tây và cả với Liên bang Xô viết. Ceauşescu cự tuyệt những cải tổ của Gorbatschow.

Quân đội đảo chính, nhà độc tài bị xử bắn

Chính phủ Ceauşescu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự tháng 12 năm 1989, sau khi những cuộc biểu tình của quần chúng bắt đầu từ một tháng trước bị đập tan bởi cảnh sát chìm. Ceauşescu và vợ của ông bị bắn bỏ sau một phiên xử hai giờ được quay phim bởi một toà án chiếu lệ[28]. Đảng Cộng sản Romania không giải tán chính thức mà tự động biến mất. Tốc độ mà đảng này, một trong những đảng Cộng sản lớn nhất, giải tán, được các nhà phê bình cho thấy đó là một trong những chứng minh, con số đông đảng viên đã gây cảm tưởng sai lầm về sự dấn thân thực sự.[29]

Ngày 16 tháng 11 năm 1990, Ilie Verdeţ,[30] cựu thủ tướng dưới thời Nicolae Ceauşescu đã lập ra Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa (tiếng Romania: Partidul Socialist al Muncii, PSM) một đảng dân tộc chủ nghĩa thân tả. Vào năm 1992 đảng này được 3% số phiếu và được ghế trong quốc hội. Năm 2003, đảng này nhập vào đảng Dân chủ Xã hội; những đảng viên mà không chấp nhận, lập ra Đảng con đường Xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay cả đảng Cộng sản Romania lẫn Đảng con đường Xã hội chủ nghĩa đều nhận là đảng kế vị của PCR, cả hai đều chưa khi nào đạt được một ghế trong quốc hội.[31][32]

Đảng Con đường Xã hội chủ nghĩa, được thành lập từ năm 2003, muốn đổi tên thành Đảng Cộng sản Romania, nhưng không được chính quyền cho phép.

Đảng Cộng sản Romania (hiện tại), được thành lập lại vào năm 2010, Đảng Con đường Xã hội chủ nghĩa là một đảng cộng sản giả tạo, đã đi đăng ký 2012, nhưng chính quyền vẫn không chấp nhận tên này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989 http://www.bpb.de/themen/58LP1M,0,Die_Umsturzbeweg... http://books.google.com/books?id=j2PmEIYMsHUC http://www.coldwar.hu/html/en/publications/roundta... http://www.bpb.de/nachschlagen/lexika/18236/sozial... http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,1... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13684238.htm... http://www.morgenpost.de/politik/article1928050/Wi... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://www.bmi.bund.de/cae/servlet/contentblob/151...